Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

tấm gương

Vì nghèo, Mai phải chấp nhận nghề “buôn hương bán phấn” trong các hộp đêm và thiêu thân dưới ánh đèn màu để nuôi đàn em dại. Lối xóm đàm tiếu, cô không màng đến, miễn là các em được no đủ, thành tài và hạnh phúc. Một tối nọ, Mai trở về nhà với tấm thân rã rượi và tâm thần căng thẳng. Chợt thấy báo cáo của nhà trường để đó, cô cầm lên đọc. Cô đau khổ cùng cực: “Hạnh đã bỏ học” và cũng đang làm nghề như cô! Đôi giòng lệ tuôn chảy như suối. Cô gào thét trong thất vọng: Thân xác cô nên đồ tiêu khiển cho thiên hạ, cô chấp nhận như thế để các em vươn lên, cô không muốn các em rơi vào hoản cảnh tội lỗi như cô.

Việc làm của Mai thật đáng cảm kích. Vì thương các em, cô đành phải làm nghề như vậy, để lo cho cac em học hành đến nơi đến chốn, nhưng Mai quên rằng chính việc làm của cô vô tình đã trở thành tấm gương cho các em bắt chước. Đọc câu chuyện ấy, tôi thấy thông cảm với hoàn cảnh của Mai và thương cho cô ấy, cho những người vì em, vì con cái, mà sẵn sàng hy sinh quên mình như vậy.

Ông Duy say nghề đen đỏ. Ông đánh vợ khảo tiền và mặc cho vợ tần tảo “nuôi năm con với một chồng”. Nhưng khi nghe tin đứa con lớn còn “cao nghề” hơn ông, ông đã giận dữ chửi rủa con: “Tao hư đã đành, nhưng maỳ không được hư. Tao giết mày!”

Trong xã hội hiện nay, có không biết bao nhiêu là cảnh đau lòng như vậy: chồng cờ bạc rượu chè, về đánh đập vợ con. Ông Duy là người cha người chồng, mà chẳng quan tâm làm tròn trách nhiệm của người chồng người cha. Nhưng ông cũng biết là ông “hư”, bởi vì khi nghe tin đứa con lớn của mình cũng cờ bạc mà còn giỏi hơn ông nữa, thì ông đã nổi giận và chửi rủa con thậm tệ. Tuy nhiên, cha như vậy làm sao dạy dỗ được con? Chính ông đã làm gương xấu cho đứa con, mà ông không ngờ.

Mai sa vào cảnh khốn cùng ấy là vì muốn có phương tiện nuôi các em mình ăn học thành tài, nên chúng ta còn hiểu được nỗi đau đớn của cô khi biết em mình cũng đã ra như mình. Còn ông Duy, ông có quan tâm gì đến gia đình đâu? Đã vậy còn quát tháo… Tuy nhiên, rõ ràng, dù do hoàn cảnh sa cơ, dù do tính mê tật xấu, cá nhân người ta “hư” nhưng người ta vẫn không muốn con em mình “hư” như mình, rơi vào cảnh “ao tù nước đọng” như mình. Nhưng dường như để có thể có những người em, người con “nên người”, người anh, người chị, người cha, người mẹ cũng phải trả cái giá là sống lương thiện để làm gương sáng cho con em.

Tôi không rơi vào trường hợp như cô Mai hay ông Duy, nhưng tôi nghĩ: Nếu tôi gặp hoàn cảnh như vậy, không biết tôi có thể giận dữ được không; hay lúc đó tôi chẳng còn nói được lời nào, vì dù sao tôi cũng vô tình làm gương xấu cho các em, cho con cái của tôi, khiến chúng đã đi đến chỗ như vậy? Và nỗi hối hận ấy chắc chắn sẽ dằn vặt tôi suốt đời. Cho nên đối với tôi, trong bất cứ mọi hoàn cảnh, tôi phải nhớ đến Thượng Đế

Bởi vì chỉ có Ngài mới là toàn vẹn, chỉ có Ngài mới ban cho tôi ánh sáng đức tin để tiếp tục sống đạo, và để làm gương sáng cho các con em tôi. Tôi tin Ngài luôn yêu thương nâng đỡ những ai cần đến Ngài, vì Ngài đã nói: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống”

chỉ là phù vân

Bên Hoa Kỳ có một bà lão ăn mày tên Mary, quanh năm vất vả rảo qua các lối ngõ để ăn xin. Không kể chi đến tiết lạnh mùa đông hay nắng cháy mùa hè, bà chỉ mặc duy nhất có một manh áo rách, khâu trên vá dưới. Tối đến trở về sống trong chiếc lều gỗ và chỉ ăn những chiếc bánh thừa người ta bố thí cho, đau ốm cũng không dám bỏ tiền mua thuốc. Vì quá kham khổ bà ngã bệnh và đã chết trong chiếc lều gỗ tồi tàn ấy.

Nhà chức trách được tin đến nơi, họ chui vào căn lều, thấy bà đã cứng đờ nhưng tay vẫn chỉ vào góc nhà. Họ đào bới lên và tìm thấy một cái hộp đựng $127,000 dolars.

Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay Ta đòi linh hồn ngươi, thế thì của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai".Tiền bạc không thể kéo dài cuộc sống, cũng không bảo đảm an toàn cho cuộc sống này, vì chính cuộc sống cũng có thể bị cất đi trong nháy mắt. Thật là điên rồ khi tìm sự an toàn trong cái bất toàn. Giảng viên nói: "Phù vân trên mọi phù vân, tất cả chỉ là phù vân".

Muốn tạo được một gia tài biết bao khó nhọc vất vả, suy tính, có khi phải thủ đoạn bất công, bất chính. Đa số đã không tạo nổi một gia tài lớn lao. Có mấy người là tỉ phú hay triệu phú? Và trong những người phú quí, sang giàu đó có phải tất cả đều hạnh phúc, thỏa mãn cả đâu? Giả thiết rằng vàng bạc mua được hạnh phúc, thử hỏi ta có thể đem vàng bạc về thế giới bên kia không? Kho tàng đó có ích lợi gì nơi tòa án của Đấng không xét họ theo số lượng vàng họ có.Nhưng được xét dựa trên những việc lành và việc dữ của chúng ta khi còn sống.

Của cải có thể là ân nhân hay là kẻ thù của chúng ta tùy theo cách chúng ta sử dụng nó. Nó là "đầy tớ tốt nhưng là ông chủ xấu". Của cải còn có nguy cơ làm cho chúng ta sống mà chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết tích trữ và ích kỷ. Nếu của cải được dùng để giúp những người nghèo đói bất hạnh được no đủ hơn, hạnh phúc hơn thì lúc đó của cải lại là phương tiện làm cho ta trở nên vĩ đại , và khi đó của cải lại trở nên có giá trị trường tồn. Và dù cái chết có đến bất ngờ, chúng ta cũng không cần sợ gì,vì kho tàng chúng ta đem theo chính là những khi chúng ta dùng tiền bạc, vật chất, hay tinh thần mà giúp đỡ người khác

ảnh hưởng



Có một câu chuyện kể về một thiếu nữ rất yêu thích những bông hoa. Cô ta trồng một loài cây leo quí hiếm ở chân một bức tường bằng đá. Cây leo này mọc rất nhanh và mạnh, nhưng không hề trổ hoa. Hết ngày này sang ngày kia, cô tận tâm vun xới và tưới nước, cố gắng bằng mọi cách vun đắp cho nó nở hoa.

Vào một buổi sáng, lúc cô đang đứng trước cây leo này trong tâm trạng thất vọng, thì người hàng xóm tật nguyền nhà bên cạnh gọi cô lại và nói:

- Chị không thể nào tưởng tượng được rằng tôi vui mừng biết bao với những bông hoa trên cây leo nhà chị đã trồng đâu.

Cô liền nhìn qua phía bên kia tường và thấy cả một đám hoa. Cây leo đã bò xuyên qua kẽ hở của bức tường và nở hoa ở phía bên kia. Tội nghiệp cô gái! Cô cứ nghĩ rằng cây leo của cô là đồ vô dụng, trong khi nó đã luôn luôn chứng tỏ được ích lợi của nó đối với một con người vô cùng cần đến nó. Người tật nguyền kia đã được phong phú hoá và rất đỗi vui mừng, nhờ những cố gắng đầy tin tưởng của cô gái kia, trong việc vun xới chỉ một thân cây leo, mặc dù cô ta không thể nhìn thấy được những kết quả trong việc làm của mình.


Thông thường những công việc tôi làm thường ngày, tôi sẽ được nhìn thấy cái hiệu quả cho dù đó là đạt hay không đạt sau những ngày tháng chăm chỉ làm việc.

- Chăm sóc một giỏ lan, sau một thời gian vun tưới kết quả là những cánh hoa lan đang nở tươi, mang hương thơm ngào ngạt.

- Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân đều mong muốn bệnh nhân của mình được khỏi bệnh theo phương hướng cách chữa trị của họ.

- Nhận dạy một lớp giáo lý trong giáo xứ, qua một vài giờ học, tôi có thể nhận ra được cái hiệu quả cách thức trình bày và sự tiếp thu của học viên trong lớp.

- Các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà nông … Tất cả họ đều hoạt động theo hướng đi lên để phát triển cái nghành nghề họ đang phục vụ, tất cả phải đạt tiêu chuẩn, đạt chỉ tiêu. Nếu không đạt họ phải có kế hoạch, phương hướng khác để khắc phục lại những khuyết điểm, mong cho điều mình muốn đạt được thành công.
Cô thiếu nữ trong câu chuyện, chăm chút cho gốc hoa, tưới nước bắt sâu mỗi ngày, để mong muốn nó sẽ trổ ra những bông hoa xinh xắn trong khu vườn nhà cô. Có lẽ cô vô tình không nhìn thấy khe hở nơi bức tường. Rồi tất cả những công lao của cô được bù đắp không phải nơi nhà cô, mà ở nơi bên kia bức tường. Chính những cố gắng của cô đã làm cho người tật nguyền bên cạnh nhà cảm thấy vui khi được ngắm nhìn những bông hoa. Những bông hoa đó chính là những bông hoa ân đức cô đã vô tình làm một việc rất cao đẹp mà cô không hề hay biết, tặng cho người cô đơn tật nguyền bên cạnh nhà.

không thấy

Một người đàn bà mù đã giao kết với anh thợ sơn để sơn căn nhà của mình bằng một màu duy nhất là màu trắng, nhưng đến lúc phải sơn bên trong căn phòng thì lại hết nước sơn màu trắng. Anh thợ sơn nghĩ thầm là người đàn bà mù sẽ không thể nào kiểm soát được anh ta sơn màu gì, nên anh không mua thêm màu trắng mà lại dùng màu sơn khác có sẵn để sơn bên trong căn phòng của bà. Khi được người thợ sơn trình cho biết là công việc đã xong, người đàn bà mù hỏi anh:

- Anh có bảo đảm là đã sơn tất cả một màu trắng như đã giao kèo hay không?

Anh thợ sơn trả lời:

- Ðúng vậy.

Nhưng người đàn bà mù lại hỏi một lần nữa:

- Anh có thật sự sơn mọi nơi màu trắng như tôi thích không?

Anh thợ sơn vẫn một mực quả quyết là đã sơn tất cả mọi nơi bằng màu trắng. Nhưng người đàn bà nói là bà không tin là anh đã làm đúng như yêu cầu. Anh thợ sơn hỏi vặn lại:

- Bà bị mù không còn nhìn thấy gì nữa cả thì tại sao bà biết được tôi có tuân giữ lời cam kết hay không.

Bấy giờ người đàn bà mù mới trả lời:

- Này anh, tôi không còn nhìn thấy, nhưng còn có thể nghe được, nghe giọng anh trả lời cho những lần tôi hỏi, tôi dám quả quyết chắc chắn là anh đã không làm y như tôi đã yêu cầu.

Quí vị và các bạn thân mến,

Giọng nói có thể bộc lộ nội tâm con người, giấu đầu thì lòi đuôi, nói láo không có chân dài để đi xa, bình thường không ai có thể nói láo mãi mãi và sống an tâm với sự láo khoét của mình. Anh thợ sơn cố ý gạt người đàn bà mù về màu sắc trắng hay xanh, nhưng tâm hồn gian manh đó đã được biểu lộ trong cung cách và lời nói của người thợ sơn, tâm hồn đầy những mưu mô gạt gẫm sớm muộn gì rồi cũng bị bại lộ, họ có thể dối gạt được người đời nhưng không bao giờ dối gạt được tiếng lương tâm và gạt được Thượng Đế. Chúng ta cần luyện cho mình một tâm hồn thành thật, một lương tâm ngay chính trong mọi nơi và mọi sự. Ai trung tính trong việc nhỏ, thì sẽ trung tính trong việc lớn, chúng ta không hành động để được khen thưởng, nhưng vì lòng bác ái và vì mọi người.

đôi mắt



Tại một làng quê nghèo bên Việt Nam, có một người bị mù từ khi mới sanh. ông đã sống trong đêm tối mù mịt mấy chục năm trời. Vào một đêm tối, vì có chuyện phải ra khỏi nhà, ông đốt lên một ngọn đèn sáng, cầm trong tay và lần mò bước đi trên con đường làng. Trên đường đi, một người sáng mắt đã đụng vào ông, làm ông ngã xuống đất. Ông bèn la lớn tiếng rằng:

- Có mắt mà cũng như mù, không nhìn thấy tôi cầm đèn trong tay hay sao mà đụng vào tôi?

Người sáng mắt lên tiếng đáp trả:

- Ông ơi! Đèn ông cầm trên tay đã tắt từ lâu. Trong đêm tối, tôi không nhìn thấy ánh sáng ngọn đèn của ông, không nhìn thấy đường đi, cũng không nhìn thấy ông nên đã đụng vào ông, xin ông tha lỗi cho nhé .

Bạn thân mến!

Câu chuyện vui trên đây nói lên tầm quan trọng của ánh sáng và con mắt …Ánh sáng chiếu soi trên muôn lòai muôn vật. Ta nhìn thấy sự vật là nhờ có đôi mắt và ánh sáng. Nếu không có ánh sáng, ta không nhìn thấy gì hết, tất cả là một màu đen. Ta hòan tòan sống trong đêm tối. Nếu con mắt bị hư hỏng, thì dù bên ngoài trời có sáng tỏ, ta cũng không nhìn thấy gì hết. Ta hoàn toàn sống trong đêm tối. Quanh ta, có nhiều thứ đêm tối khác nhau:

* Có thứ đêm tối u mê dốt nát: Ánh sáng văn hoá có đó. Sách vở chữ nghĩa có đó. Nhưng ta không đọc được. Vì ta mù chữ. Trí tuệ của ta thiếu đôi mắt nên ta chìm đắm trong đêm tối của u mê dốt nát

* Có thứ đêm tối phàm phu: Thiên nhiên có biết bao cảnh đẹp. Nhìn cảnh hoàng hôn, bình minh… người hoạ sĩ với xúc cảm dạt dào có thể vẽ nên những bức tranh tuyệt tác. Ta không cảm được vẻ đẹp của đất trời vì ta không có cặp mắt hoạ sĩ.

* Có thứ đêm tối đức tin. Cuộc sống thần linh có đó. Thượng Đế hiện hữu đó. Nhưng ta không nhìn thấy được vì ta không có con mắt đức tin.

Ðức tin là ánh sáng soi rọi vào tâm hồn, cho ta thấy được những điều mà người không tin không thể thấy được. Ðức tin là ngọn đèn soi cho ta bước đi trên con đường tiến về cuộc sống vĩnh cửu. Ngọn đèn ấy chỉ đủ sáng cho ta bước từng bước nhỏ. Trong khi bầu trời vẫn bao phủ bằng đêm đen để ta phải phó thác tin yêu nơi Thượng Đế.

Tin là một hành trình ngày càng gian khổ. Ðức tin cần phải có thử thách. Thử thách như những bài học ngày càng cao, càng khó … bắt người tin phải có thái độ lựa chọn ngày càng dứt khoát hơn.

Ðức tin giống như hạt ngọc bị lớp đất bụi che phủ. Những khó khăn thử thách giống như chiếc dũa, dũa sạch bụi đá. Càng dũa nhiều, ngọc càng sáng, càng trong .

Ðức tin giống như ngọn đèn. Thử thách gian khổ là dầu. Càng có nhiều dầu gian khổ, đèn đức tin càng toả sáng, càng lan rộng.

hai tờ tiền

Một hôm ông chủ nọ vô tình để vào ví mình hai tờ tiền có mệnh giá chênh lệch nhau là "một trăm ngàn "và một ngàn".
Vinh dự vì đươc đứng cạnh một "quý nhân" ,đồng một ngàn mới lân la bắt chuyện .Nó nói:
- Dạ chào anh! em rất vinh dự vì được đứng cạnh anh ạ! thế anh có thể cho em biết chút ít về hành trình và cuộc sống thường ngày của anh ,để em có thể mở mang tầm nhìn được không ạ?
Nghe thế đồng một trăm ngàn cũng vênh váo trả lời :
-À anh thì cũng thường thôi . Cuộc đời anh là những chuỗi ngày đày vinh quang và hết sức tuyệt diệu có thì chú em nghe cũng khó mà hình dung nổi .Thôi thì anh cũng kể cho chú em nghe cho biết .
Nó bắt đầu kể :" từ khi được sinh ra anh đã là thứ không thể thiếu trong tay các ông chủ lớn ,chổ mà anh hay lui tới là các quán ba ,những nhà hàng đắt tiền ,những sòng bạc lớn tầm cỡ , các ông chủ không thể vào những nơi đó nếu không có anh đi cùng ....
Đồng một ngàn nghe thế cứ như nghe chuyện cổ tích nó chỉ biết thèm thuồng ao ước . Rồi đồng một trăm ngàn quay sang hỏi nó :
-Thế chú em thì sao ?
Đồng một ngàn khúm núm trả lời :
- Vốn em sinh ra đã thấp cổ bé họng chỉ là thứ tiền lẻ , em thường có mặt trên tay các bà cụ ăn mày ,trẻ em lang thang ... và chỗ em hay lui tới là các hòm tiền từ thiện quyên góp cho người nghèo thôi anh ạ!......

Trong cái lớn luôn tồn tại cái bé. Không có sự lớn lao nào mà không bắt nguồn từ những cái bé.

Có một câu nói: "Ngọn tháp cao nào cũng bắt đầu từ mặt đất xây lên", cũng là đồng tiền, nhưng nó được đặt đúng vị trí, và nó rất hạnh phúc. Mỗi con người cũng vậy, nếu đứng đúng vị trí của mình, chúng ta thấy mình thật cao cả, tràn đầy lòng yêu thương.

bàn tay mẹ

Có một bà mẹ suốt đời vất vả, lam lũ để nuôi con. Cho đến khi già yếu mà vẫn còn đẩy xe bán than dọc theo các đường phố. Hôm sắp qua đời, bà thì thào nói với người chị gái:

- Chị ơi, con biết lấy gì mà ra mắt Thượng Đế đây?

Người chị nâng đôi bàn tay sần sùi khô đét của bà lên và nói:

- Em ơi, xin hãy để Thượng Đế nhìn rõ đôi bàn tay này, xin Ngài hãy chạm đến đôi bàn tay một đời đã vất vả, chăm sóc, dạy dỗ cho Ngài những đứa con ngoan.

Nghe lời an ủi đầy yêu thương ấy, đôi mắt long lanh ngấn lệ, bà mỉm cười ra đi trong an bình.

Bàn tay của người mẹ không chỉ bồng bế nâng niu và mơn trớn đứa con. Bàn tay của người mẹ không chỉ biết đặt đứa con trong nôi và ru ngủ. Cũng chính bàn tay ấy có sức an ủi vỗ về và chăm sóc những trẻ tật nguyền, những người cô thân cô thế, những kẻ bị bỏ rơi.

Thế giới ngày nay không thiếu những người đàn bà tài ba có thể thi đua với đàn ông trong mọi công việc. Có những người đàn bà làm thủ tướng, làm bộ trưởng, làm phi công, làm nhà du hành vũ trụ. Có những người đàn bà đạt được nhiều kỷ lục cao trong các kỳ thi thế vận hội.

Thế giới có quá nhiều sức mạnh và tài năng, nhưng thường là sức mạnh và tài năng có tính bạo động và tàn phá. Ðiều mà thế giới đang cần đến nhiều nhất phải là tình mẫu tử, lòng từ bi, sự âu yếm.

Trong thế giới còn đầy tiếng bom đạn, tiếng hò hét của hận thù, cần có tiếng ru ngọt ngào của người mẹ.

Trong thế giới đầy kiêu căng, ích kỷ cần có ánh mắt dịu hiền và nhân ái của người mẹ.

hai con ếch

Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.

Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.

Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.

Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ. Cả bầy vây quanh và hỏi nó: "Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?". Thì ra con ếch này bị lãng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua.

Có một sức mạnh sống và chết nơi miệng lưỡi chúng ta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng cũng lời nói có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì chúng ta nói ra. Bất kỳ người nào cũng có thể nói những lời hủy diệt để cướp đi tinh thần của những người đang ở trong hoàn cảnh khốn khó. Quý báu thay là những ai dành thì giờ để động viên và khích lệ người khác

hai cha con

Một trong những dụ ngôn mà người Mỹ thường kể cho con cái nghe đó là câu chuyện:hai cha con và con lừa
Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán,cha ngồi lên lưng lừa,con đi bộ theo sau.Người bên đường thấy thế liền nói:cha gì mà không biết thương con,để cho con mình phải đi bộ.Nghe vậy người cha liền nhảy xuống lưng lừa nhường cho con cởi lừa.Đi môt chốc hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích:đồ con bất hiếu ngồi ung dung trên lưng lừa trong khi cha lại đi bộ,nghe như vậy hai cha con mới bảo nhau:chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói, là hai ta cùng cởi lừa.Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa.
Nhưng đi được một đoạn họ lại nghe một lời phê bình khác:thật là đồ vô nhân đạo,làm sao con lừa có thể chịu đựng được sức nặng như thế.Nghe thấy hai cha con lại nhảy xuống khỏi lưng lừa.Lần này lại có người khác phê bình:Đồ dại dột có lừa mà không dám cởi lại phải đi bộ.Hai cha con không biết nghĩ sao phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ
Ý NGHĨA:
Đôi khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ.dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta.Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị rung động bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác.

lựa chọn



Sáng bữa nọ một người phụ nữ vừa bước chân ra khỏi cửa thì gặp ba ông lão râu tóc bạc phơ ngồi xếp bằng tròn trên bãi cỏ ngay trên vệ đường. Ba ông lão gật đầu chào người phụ nữ. Tuy chẳng biết họ là ai nhưng nhìn vẻ mặt mệt mỏi hiện lên gương mặt họ, người phụ nữ đoán họ là những người hành khất đói khát và có lẽ là họ đã chờ bà từ lâu lắm. Bà vồn vã mời họ vào nhà dùng bữa. Nhưng ba ông lão đồng thanh hỏi lại: ”Thế ông chủ có nhà không?” ”Không. Ông ấy đi làm từ lúc mặt trời chưa mọc kia!” người phụ nữ đáp lại. ”Thế thì chúng tôi cứ chờ ở đây, chưa vội vào.“ ba ông già nói.

Buổi tối khi chồng đi làm về, người phụ nữ kể lại chuyện hồi sáng. Người chồng vội bảo vợ ra mời ba ông lão vào nhà. Người vợ bước ra mời nhưng ba ông lão bảo: ”Chúng tôi sẽ không vào cùng một lúc.“ ”Tại sao vậy?” người phụ nữ hỏi. Một trong ba ông lão giải thích: ”Ông này tên là Giàu Có. Người này tên là Thành Đạt, còn tôi là Tình Yêu. Bà hỏi ông nhà xem gia đình muốn mời ai trong số ba chúng tôi vào.”

Quay vào nhà người phụ nữ thuật lại câu chuyện cho chồng nghe lời của ba ông lão. Ông chồng mừng rỡ bảo: ”Tuyệt chả mấy khi có dịp, vậy mình ra mời ông Giàu Có vào để ông ấy làm phép cho ngôi nhà của chúng ta chật ních tiền bạc, châu báu!” Người vợ không đồng ý: ”Anh yêu, tại sao chúng mình không mời ông Thành Đạt?” Cô con dâu ngồi lặng lẽ trong góc nhà rụt rè đề nghị: ”Theo con, tốt hơn hết, chúng ta nên mời Tình Yêu. Gia đình mình sẽ tràn ngập trong tình yêu.”

Sau một hồi thảo luận trong gia đình, người phụ nữ bước ra nói: ”Xin quý vị thông cảm, thể theo ý kiến của quý vị là chỉ mời một người, chúng tôi quyết định mời Tình Yêu vào nhà”. Ông lão có tên là Tình Yêu đứng dậy và bước về phía cửa. Lạ thay hai người kia cũng đứng dậy và đi theo. Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi Thành Đạt và Giàu Có: ”Tôi chỉ mời có Tình Yêu thôi mà. Tại sao hai vị lại vào?” Hai ông lão đáp: ”Nếu bà mời Giàu Có hay Thành Đạt, hai người còn lại sẽ đứng ngoài. Nhưng vì bà mời Tình Yêu vào nhà, nên chúng tôi phải đi theo. Ông ta ở đâu chúng tôi phải có mặt ở đó. Nơi nào có Tình Yêu, nơi đó ắt có Thành Đạt và Giàu Có.”

hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:

“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai.

Tôi hi vọng đó cũng sẽ là sự lựa chọn của bạn và tôi khi đứng trước cánh đồng cuộc đời bao la này...

cách trả thù

Có hai người thổ dân rất thù ghét nhau.Một ngày, kia một trong hai người gặp cô con gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng .Hắn đã bắt lấy cô con gái và chặt đứt hai ngón tay của cô bé.Cô bé vừa chạy về vừa khóc lóc đau đớn,còn tên hung thủ thì vừa đi vừa đắc chí hô lớn:ta đã trả thù được rồi
Mười mấy năm sau,cô bé đáng thương ấy đã có gia đình.Một hôm có một người ăn xin đến gõ cửa nhà cô.Cô nhận ra người hành khất chính là kẻ đã chặt tay cô cách đây mười mấy năm. Không một chút oán hờn ,không một lời trả đũa, cô vội vàng vào nhà và mang thức ăn ra hầu hạ cho kẻ đã từng hành hạ mình. Khi người hành khất đã ăn no rồi, người đàn bà liền đưa bàn tay cụt mất hai ngón cho ông ta xem và nói :Tôi cũng đã trả được thù rồi
Ý NGHĨA:
"Lấy ân trả oán":Đó là phương châm hành động của người Kitô hữu chúng ta.Không có cách trả thù nào cao quý hơn bằng yêu thương và tha thứ cho chính kẻ thù.Nói như thánh Phaolô chúng ta không mắc nợ ai điều gì ngoài tình thương mến
Chỉ có tình thương ,chỉ có lòng tha thứ mới có thể tiêu diệt được hận thù.Lấy hận thù để tiêu diệt hận thù,lấy bạo động để tiêu diệt bạo động ,con người chỉ đổ thêm dầu vào hận thù và bạo động mà thôi
Cuộc cách mạng bạo động và đẫm máu nào cũng chỉ mang lại tang thương chết chóc và không biết bao nhiêu hệ lụy khổ đau khác. Chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất có thể cứu vãn được nhân loại đó là cuộc cách mạng Chúa Giêsu đã đề ra.Chỉ có cuộc cách mạng tình thương ấy mới có thể tiêu diệt được hận thù.Thay vì tiêu diệt kẻ thù, chúng ta hãy tiêu diệt chính sự hận thù trong tâm hồn chúng ta.

sự bình yên

Một vị vua treo giải thưởng nghệ thuật cho nghệ sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có 2 bức và ông phải chọn lấy 1.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim đang an nhiên đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.

"Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên."

Cuộc sống ngày nay cũng vậy đó các bạn à, bình yên không phải là làm ngơ trước những người khó khăn đang cần giúp đỡ, bình yên không phải là chỉ lo cho bản thân mà không cần biết đến ai.Bình yên không có nghĩa là đèn nhà ai nấy sáng.Nhưng bình yên chính là lúc ta quên mình mà sống cho người khác, bình yên chính là lúc ta cảm thấy hạnh phúc dù cuộc sống có nghèo khổ và vất vả.Và bình yên chính là khi mình đem lại bình yên cho người khác. Bình yên ở đây mình muốn nói đến chính là sự bình yên trong tâm hồn.

bí quyết hạnh phúc

Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Roll Royce sang trọng dừng lại. Người tài xế tiến lại người giữ cổng và nói:

- Xin anh giúp một tay cho người đàn bà này xuống xe vì bà ta yếu quá không đi được nữa.

Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người giữ cổng nghĩa trang:

- Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gởi đến cho anh 5 đô để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay thì các bác sĩ bảo rằng tôi không còn sống lâu được nữa, tôi đến đây để chào từ biệt và cám ơn anh vì đã mua hoa giùm cho tôi.

Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời như sau:

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc rằng bà đã làm công việc ấy!

Người đàn bà cảm thấy như bị ai vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh để hỏi lại người thanh niên:

- Tại sao lại lấy làm tiếc về một nghĩa cử đẹp như thế?

Người thanh niên giải thích:

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai của bà chẳng bao giờ còn thấy được một cánh hoa nào nữa!

Bị chạm tự ái, người đàn bà liền lên giọng:

- Anh có biết là anh đã làm tổn thương tôi không?

Người thanh niên bình tĩnh trả lời:

- Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng có rất nhiều người đang cần đến cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong các viện dưỡng lão, các bệnh viện... Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.

Nghe thế, người đàn bà ngồi bất động trong chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế mở máy. Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, chính bà là người lái xe. Với một nụ cười rạng rỡ bà nói với người thanh niên giữ cổng:

- Chú đã có lý, tôi đã mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng, người thật hạnh phúc lại chính là tôi. Các bác sĩ không biết được bí quyết làm cho tôi được khoẻ mạnh và hạnh phúc. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.

"Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình"."Cho thì có phúc hơn nhận lãnh". Ðó cũng là khuôn vàng thước ngọc mà chúng ta cần ghi nhớ . Bởi vì, trao ban cho người tức là trao tặng cho chính mình.

Một ngạn ngữ Anh cũng nói một cách tương tự: "Ðiều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được." Ðó là luận lý của Tình yêu. Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban.

Có biết yêu thương thì con người mới thực sự triển nở, và tìm gặp lại chính mình. Có biết yêu thương thì con người mới vui sống, và tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống

nghệ thuật làm giàu

Một ngày nọ, vua Nghiêu đi tuần thú đất Hoa, viên quan địa phương đất ấy ra nghênh đón và chúc vua rằng:

- Xin chúc nhà vua sống lâu.

Vua Nghiêu nói:

- Đừng chúc thế!

Viên quan lại chúc:

- Chúc nhà vua giàu có.

Vua Nghiêu lại nói:

- Đừng chúc thế!

Quan lấy làm lạ mới hỏi nhà vua:

- Sống lâu, giàu có, đông con trai, ai cũng thích cả, sao nhà vua chẳng muốn?

Vua Nghiêu đáp:

- Đông con trai thì sợ nhiều. Giàu có thì việc nhiều. Sống lâu thì nhục nhiều. Ba điều ấy không mang lại nhân đức nên ta từ chối.

Viên quan tâu:

- Nhà vua nói thế thực là bậc quân tử. Nhưng trời sinh ra mỗi người phải có một việc. Nếu đông con trai, hãy cắt đặt mỗi người một nhiệm vụ thì có lợi chứ có gì mà sợ? Giàu có mà đem phân phát cho người nghèo thì còn công việc gì mà lo? Ăn uống có chừng mực, thức ngủ có điều độ, trong lòng thanh thoả, thiên hạ tài giỏi thì vui cái vui của họ, trăm tuổi nhắm mắt về cõi trời. Một đời chẳng gây tai họa gì, hỏi có gì là nhục?

Đứng trước tiền của, người ta có những thái độ rất khác nhau: Vua Nghiêu vì quá thận trọng chỉ nhìn thấy mặt trái của đồng tiền, nên của cải không sinh ích gì cho ông. Duy chỉ có viên quan địa phưong là có thái độ đúng mực về tiền bạc: Nếu giàu có thì đem chia sẻ cho người thiếu thốn,thì đó là một việc làm khôn ngoan. Hãy dùng của cải đời này mà “làm giàu trước mặt Thượng Đế” .Đó chính là “nghệ thuật làm giàu” đích thực.

Trước mặt Thượng Đế, chúng ta chỉ là những con người nghèo khó. Cho dù có xây bao nhiêu kho lẫm, bao nhiêu két sắt, bao nhiêu tài khoản ngân hàng, cũng chỉ là con số không. Chúng ta chỉ thực sự giàu có trước mặt Thượng Đế khi chúng ta dốc cạn kho cho người nghèo khó, mở hầu bao giúp kẻ khốn cùng. Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá” .

Quả thật, một kho lẫm dù có được khoá chặt đến đâu cũng không ngăn cản được kẻ trộm. Nhưng chỉ có những tài sản đích thực mà không ai có thể đánh cắp, chính là những tài sản thiêng liêng.

Thực ra, khi người giàu chia sẻ của cải cho kẻ nghèo, cũng chỉ là bổn phận của người quản lý mà thôi. Augier đã nói một câu chí lý: “Trong dự tính của Thượng Đế, người giàu chỉ là viên thủ quĩ của người nghèo”. Vì thế, những ai “ê hề của cải, dư xài nhiều năm” mà “cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã” chính là những kẻ ăn cắp. Tôma Aquinô quả quyết: “Những người giàu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa”.

Có thể nói, chúng ta đánh cắp của người nghèo khi chúng ta thu lợi quá mức trên sức lao động của kẻ khác. Chúng ta đánh cắp của người nghèo khi chúng ta giữ lại đồ đạc tiện nghi mà chẳng bao giờ dùng đến. Chúng ta đánh cắp của người nghèo khi chúng ta ăn chơi, mua sắm như ném tiền qua cửa sổ. Basiliô không một chút ngần ngại nói với chúng ta rằng: “Tấm bánh mà bạn giữ lại là của người đói khổ, chiếc áo mà bạn cất trong vali là của kẻ trần trụi”.

hạnh phúc và niềm vui

Một người đàn ông nọ đến gặp một chuyên gia tâm lý trị liệu và than phiền là ông đang xuống tinh thần đến độ ông không muốn sống nữa.

Sau khi đã chuẩn đoán, chuyên gia tâm lý không nhận ra bất cứ một triệu chứng bệnh hoạn nào trong cơ thể người đàn ông. Lời khuyên thành thật nhất mà ông thường đưa ra trong những trường hợp như thế là:

- Hãy về và tìm cách giải trí cho khuây khoả.

Cụ thể ông khuyên người tự nhận mình bệnh hoạn như sau:

- Thỉnh thoảng hãy đọc một quyển tiểu thuyết hoặc một quyển sách hay.

Nhưng người đàn ông lắc đầu một cách chán nản:

- Tôi đã thử hết mọi cách rồi.

Chuyên gia tâm lý lại khuyên:

- Vậy thì ông hãy đi xem một vở kịch một lần thử coi có thay đổi được không.

Người đàn ông lại lắc đầu. Viên bác sĩ không thất vọng, ông đề nghị:

- Chỉ còn có mỗi một điều mà tôi tưởng có thể khuyên ông, đó là hãy đi xem một gánh xiếc. Có một gánh xiếc vừa đến thành phố lưu diễn, nhiều người nói với tôi rằng dân chúng đổ xô đến để xem rất đông, người ta đặc biệt chú ý đến anh hề của gánh xiếc, tôi tin rằng, sau khi đến xem anh hề này trình diễn, ông sẽ cảm thấy thư giãn ngay.

Người đàn ông buồn bã đáp:

- Thưa bác sĩ, tôi chính là anh hề ấy.

Đằng sau gương mặt lúc nào cũng cười rạng rỡ lắm khi là một cõi lòng đang đau khổ. Một tiếng cười nắc nẻ có thể là sự thể hiện một cuộc sống buồn bã và trống rỗng. Nếu chúng ta là những anh hề của gánh xiếc, bên ngoài cười cợt nhưng bên trong khóc thầm bởi vì chúng ta đã lẫn lộn hai điều quan trọng của cuộc sống: Hạnh Phúc và Niềm Vui.

Hạnh phúc tùy thuộc vào một số yếu tố ngoại tại như sức khoẻ, tiền của, danh vọng… là những điều có thể đến hôm nay, rồi ngày mai lại cất cánh ra đi. Niềm vui thì trái lại, là một sự hài lòng sâu xa mà người ta có thể có mà không phải lệ thuộc vào hoàn cảnh.

Khi chúng ta cảm thấy bất lực đến nỗi không còn biết làm gì như anh hề trong gánh xiếc trên đây, lúc đó chúng ta hãy tin rằng:Thượng Đế đang chờ đón chúng ta để trợ giúp chúng ta. Thượng Đế không phải là một trong những phương thế mà chúng ta chỉ nghĩ tìm đến Ngài sau khi đã thất bại nhiều lần. Chỉ trong và nhờ Ngài chúng ta mới tìm thấy được niềm vui không bao giờ tàn.

mỏng dòn

Một em bé đã khóc sướt mướt vì em của nó làm rơi bể bức tượng làm bằng sành thật đẹp . Bức tượng đó là món quà sinh nhật của em nay đã trở thành những mảnh vụn. Thật tội nghiệp em bé. Nếu như bức tượng đó làm bằng nhựa thì em bé đã không cần phải tâng tiu, và cũng không phải giữ gìn một cách cẩn thận nữa.

Bạn thân mến! Nếu chúng ta sống trong một thế giới mà mọi cái đều không thể bể, không thể vỡ, không thể hư hao mất mát, không thể chết, không có tai nạn và dĩ nhiên không có sức khỏe cũng chẳng có đau yếu bệnh tật… Một thế giới như thế quả thực là một thế giới chết. Bởi lẽ, một thế giới như thế không có gì để phát triển, không có gì mới mẻ, cũng không có mầm non để thay thế cho những cái già nua cằn cỗi. Cần phải có nhiều cái hư nát mỏng dòn tiêu tan để cho nhiều cái mới xuất hiện. Quan trọng hơn nữa là để cho những con người mới được sinh ra trong thế giới này. Một cây cảnh bằng ni lông thì mãi mãi chỉ có thế thôi, nhưng nếu là một cây cảnh thật, thì nó sẽ có lá héo lá vàng lá khô, và cây ấy có thể tàn rụi, có thể chết, và dĩ nhiên, cây ấy cũng sẽ đâm chồi nẩy lộc nở hoa, nghĩa là có sức sống mới, có đổi mới.

Nếu tất cả mọi cái đều không thể hư hỏng, không thể vỡ bể, không thể hư hao thì người ta không cần phải nương tay với bất cứ cái gì, người ta cũng chẳng cần phải sợ bất cứ cái gì, người ta cũng chẳng cần phải ân hận vì bất cứ việc lỡ tay nào, người ta chẳng cần bảo trì bất cứ điều gì, và như vậy, chẳng còn có gì đáng quí nữa.

Thượng Đế đã ban cho con người một hồng ân cao cả. Ðó là đã tạo dựng cho con người một thế giới có biến đổi, và nhất là đã tạo dựng con người với một cuộc sống mỏng dòn. Có sống trong một thân phận mỏng dòn yếu đuối, con người mới biết quí trọng sự sống của mình. Có những yếu hèn vấp ngã, con người mới biết quí trọng tự do đích thực. Có những mò mẫm tìm kiếm, con người mới biết thế nào là niềm vui của khám phá. Có những sa chân lỡ bước, con người mới hiểu được thế nào là cảm thông tha thứ.

Thân phận bụi tro của con người không phải là một ý nghĩ bi quan mà tôi muốn gieo vào lòng các bạn. Ðó là một lời mời gọi. Ðó là một thách đố để vươn cao hơn. Ðó là một thức tỉnh cho niềm hy vọng. Ý thức được thân phận mỏng dòn là thấy được nhu cầu luôn luôn đổi mới và hoán cải. Ý thức được thân phận tội lỗi, là thấy được nhu cầu cần phải có bàn tay đỡ nâng, tha thứ của Thượng Đế. Bên kia những mỏng dòn yếu đuối, bên kia những thử thách gian lao, bên kia những thất bại mất mát, bên kia cái chết, là niềm vui của sự sống vĩnh cửu. Ðó phải là niềm tin của chúng ta, niềm tin của những người đón nhận Thượng Đế.

hũ vàng

Truyện cổ Ấn Độ có câu truyện như sau:
Một người kia mua của anh láng giềng một miếng đất. Mua đất xong người ấy liền đào lỗ để dựng cột nhà. Nhưng may mắn thay, anh đào trúng ngay một hũ vàng. Vốn là người thành thật và lương thiện, anh liền mang hũ vàng qua nhà người láng giềng trả lại và nói:
- Tôi tìm thấy nó trong miếng đất anh bán cho tôi, tôi mua đất chứ không mua vàng, vậy tôi trả lại hũ vàng cho anh.
Người láng giềng cũng lương thiện không kém, anh không nhận hũ vàng và giải thích:
- Tôi mừng cho anh đó, khi bán đất cho anh tôi có ý định bán tất cả những gì chứa đựng trong đó. Vậy hũ vàng này là của anh, tôi không có quyền nhận lạ i.
Hai bên cứ nhường nhau mãi cho đến khi trời sập tối mà chẳng có ai chịu nhận hũ vàng. Cuối cùng, cả hai đều đồng ý để đến sáng hôm sau hy vọng mọi việc sẽ sáng tỏ. Cả hai không ngủ sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, họ đã bị con quỷ tham lam nhập vào lúc nào không biết. Sáng hôm sau, người mua đất liền nói:
- Tôi đã suy xét kỹ lại thì quả lời nói của anh hôm qua rất là chí lý, tôi đã mua đất của anh thì tất nhiên, mọi sự có trong đất thuộc về tôi.
Người láng giềng cũng nói lên sự suy đi xét lại của mình như sau:
- Không phải vậy, hôm nay tôi đã xét kỹ lại thì lời nói của anh hôm qua quả là xác đáng, anh không thể nào mua món hàng mà chính anh không có ý mua, anh chỉ có ý mua đất chứ không mua vàng, anh trả lại hũ vàng cho tôi thật là hợp lý.
Kể từ hôm đó, hai người láng giềng thân thiết trở thành thù địch. Họ lôi nhau ra toà và dùng đủ mọi lý lẽ, biện pháp để chiếm cho bằng được hũ vàng, cả hai đều nhân danh công lý để tranh lấy phần thắng.
Khi con người bị lòng tham chi phối thì hành động bao giờ cũng được lý trí biện minh. Một văn sĩ kia đã viết: "Thị dục làm mờ cả lương tri con người, khi thị dục nổi lên thì lương tri sẽ đội nón ra đi".
Thật vậy, khi những ham muốn vật chất nổi lên trong lòng hai người bạn láng giềng thì họ có đủ mọi lý lẽ để chiếm cho bằng được hũ vàng. Thật khó khăn biết bao khi đứng trước đồng tiền mà phải dửng dưng, và hướng lòng mình về những giá trị cao cả hơn.

Dùng lý trí để biện minh cho thị dục đó là một thứ ngụy biện vốn là cơn cám dỗ thông thường nhất của con người. Một khi đã lấy sự ngụy biện làm nếp nghĩ bình thường, thì con người trở thành dối trá lúc nào không biết. Sống trong dối trá, biện hộ cho sự dối trá, con người cũng lấy sự dối trá làm điều hay lẽ thật.

phê bình

Một nghệ sĩ kia có tài châm biếm, ông ta nhanh chóng nhận ra khuyết điểm của người khác và đem ra làm trò cười cho mọi người. Nhưng một giấc mơ bất chợt đã làm thay đổi cách nhìn soi mói của ông.
Đêm kia, ông mơ thấy mình đang đi trên một con đường hoang vắng, trên vai ông là một hành trang cồng kềnh và nặng trĩu, nó như muốn đè bẹp cả thân thể ông, ông xoay xở bên này bên nọ, nhưng không thấy nhẹ nhõm chút nào. Sau một lúc cố gắng, ông cảm thấy mệt nhoài và bắt đầu càu nhàu:
- Hành trang này là những thứ gì mà tôi phải vác nó cực khổ thế này?
Nói dứt câu, ông nghe từ xa vọng lại:
- Đó là những khuyết điểm của người khác mà con thường hay nhanh nhẹn bới móc ra. Tại sao con lại than phiền? Không phải con là người đã khám phá ra chúng sao? Chúng phải thuộc quyền sở hữu của con chứ?
Một người kiêu căng khinh dễ kẻ khác khó mà dung dưỡng những ý tưởng tốt đẹp được. Người đó chỉ nhận ra những sai lệch, lầm lỗi của kẻ khác. Như cây cằn cỗi, người đó không thể sinh hoa trái ngon ngọt được. Trái lại, với tâm địa khinh miệt kẻ khác người đó chỉ biết kiếm cách chê bai. Lối cư xử như thế rất phiền lòng người khác. Hơn nữa, người ấy lại làm hại chính mình, vì "gậy ông lại đập lưng ông". Bởi không thấy những gì tốt đẹp nơi tha nhân, đời họ chỉ quanh quẩn với những khó nhọc và bực bội mà thôi. Một văn sĩ đã viết: " Lỗi lầm nặng nhất của người ta là bận tâm đến lỗi lầm của kẻ khác."
Nếu người nghệ sĩ trên đây có cặp mắt yêu thương, luôn nhìn thấy những điều tốt đẹp nơi người khác để khuyến khích, khen ngợi thì chắc hẳn ông cũng được vui lây cái niềm vui hớn hở của kẻ khác.
Trong cuộc sống đời thường, khi ta lầm lỗi điều gì, ta thường tìm đủ mọi cách để bào chữa; nhưng nếu có ai đó sơ suất điều chi thì ta lại mau mắn lên án không thương tiếc. Chính lòng kiêu căng tự mãn, muốn hơn người đã làm mù quáng con mắt chúng ta. Cần phải can đảm thú nhận điều này là chúng ta hay đoán liều cho anh em nhưng lại rất dễ dãi với chính mình.
Tục ngữ Việt Nam có câu:"Yêu nhau mọi sự chẳng nề, Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng!"

căn bệnh

Có một cụ già nọ tâm hồn đầy băn khoăn lo lắng vội đi tìm bác sĩ, ông ta thưa với bác sĩ là toàn thân ông đau nhức, đụng đến đâu đều bị đau tới đó.

Ông giơ ngón tay trỏ đụng tới mũi, mũi ông bị đau nhức, ông giơ tay sờ vào trán, cả đầu ông liền bị đau, cứ như thế đưa ngón tay đụng vào đâu ông ta đều kêu lên là chỗ đó bị đau. Sau cùng, ông cụ van xin bác sĩ khám kỹ xem đâu là bệnh tình của ông.

Bác sĩ bình thản khám bệnh cho ông thật kỹ càng trong suốt nửa tiếng đồng hồ, kế đó bác sĩ cất hết dụng cụ và yên lặng không nói gì, ông cụ lại càng thêm bối rối và lo lắng. Ông run sợ và nói:

- Thưa bác sĩ, tôi bị những chứng bệnh nào?

Bác sĩ mỉm cười trấn an ông cụ rồi thản nhiên đáp:

- Ông không bị bệnh gì cả, vấn đề quan trọng là ngón tay trỏ của ông bị gãy xưong rồi, vì ngón tay của ông bị đau nên đụng đến đâu ông cũng kêu đau. Không phải vì phần thân thể đó bị đau, nhưng là vì ngón tay đụng đến chỗ bị đau của nó.

***

Ai là người bác sĩ giỏi nếu không phải là người không chỉ dừng lại ở những triệu chứng bên ngoài mà thôi, nhưng biết đi sâu hơn, biết tận tâm tận lực cho tới khi tìm ra căn nguyên của căn bệnh.

Cũng một cách tương tự đối với những căn bệnh tinh thần, nhiều khi những thiếu sót lầm lỗi, những tội phạm bên ngoài là triệu chứng của những căn bệnh sâu xa hơn, nguy hiểm hơn. Một tên bất lương phạm tội không làm cho chúng ta ngạc nhiên nữa, cần nên quan tâm đến gốc rễ của tội lỗi hơn là đến những hành động tội lỗi. Tội thường phát sinh từ thái độ nội tâm sâu xa hơn là dừng lại ở hành động bên ngoài theo luật pháp. Một hành động quảng đại, một cử chỉ bác ái không đủ để làm cho người ấy trở nên thánh thiện.

Mặt khác, cũng không phải chỉ vì một lời nói cộc cằn trong lúc nóng giận, một cử chỉ ích kỷ khi mệt mỏi không vui mà đáng bị kết án là người tính xấu, ích kỷ. Có thể là sau những vật lộn thất bại bên ngoài còn có nguyên do nào khác thầm kín và ăn rễ sâu hơn nữa, cần được can đảm đào sâu hơn và kiểm mặt gọi tên thay vì chỉ quan tâm đến triệu chứng của nó. Như người làm cỏ trong vườn, nếu muốn trừ cỏ dại, cần phải nhổ tận gốc rễ, nếu chỉ cắt ngang trên ngọn, cỏ sẽ mọc lên và có khi lại càng mọc mạnh hơn nữa.
Tội lỗi được ví như bệnh tật của linh hồn, là tình trạng ăn sâu của tâm hồn chứ không phải như cái áo khoác bên ngoài, bất cứ đi đâu chúng ta cũng sẽ mang theo tình trạng tội lỗi đó, mặc dù có muốn che đậy đi nữa, sớm muộn gì cũng sẽ bộc phát qua những hành động và cử chỉ bên ngoài

đào luyện

Một người Ấn Độ tên là Sanda sau khi trở lại với đức tin Kitô đã quyết tâm trở thành một nhà truyền giáo.

Một buổi chiều nọ, Sanda cùng với một nhà sư phật giáo leo lên một ngọn núi cao trên dãy Hy Mã Lạp Sơn để đến thăm một thiền viện. Trời càng về chiều càng lạnh, nhà sư cảnh cáo rằng họ có thể chết cứng nếu không về đến tu viện trước khi mặt trời lặn. Giữa lúc hai người đang cố gắng băng qua một lối đi nhỏ nằm bên vực họ nghe có tiếng người kêu cứu. Nhìn xuống vực sâu, họ thấy có một người đàn ông nằm bất động, nhà sư lại cảnh cáo Sanda:

- Cứ tiếp tục đi, số phận của người này đã được an bài rồi. Chúng ta phải đi gấp kẻo cũng chết theo.

Nhưng Sanda trả lời nhà sư:

- Theo truyền thống Kitô giáo của chúng tôi thì tôi hiểu rằng Chúa đã mang tôi tới đây để cứu giúp người anh em này, tôi không thể bỏ mặc anh ta như thế.

Nhà sư nhìn Sanda lắc đầu rồi tiếp tục đi.

Tuyết đã phủ hết lối đi. Còn lại một mình, Sanda bắt đầu leo xuống vực để cứu vớt người đàn ông bị tai nạn. Anh băng bó vết thương, lấy chăn cuốn chặt người bị thương vào lưng của mình rồi từng bước leo lên. Cuối cùng, anh cũng thấy được ánh sáng chiếu ra từ tu viện. Kéo lê từng bước vì mỏi mệt, nhưng anh vẫn cương quyết tiến về tu vịên. Thình lình, khi gần đến tu viện,chân anh chạm phải một vật cứng chặn cả lối đi. Anh cúi xuống lấy tay cào tuyết để xem vật cản là gì. Anh đau đớn vô cùng khi khám phá ra rằng vật cản ấy chính là thi thể của nhà sư. Nhà sư đã chết ngay trước cửa của tu viện. Quì trước nhà sư, anh nhớ lại một đoạn Tin mừng theo thánh Luca:" Ai cứu mạng sống mình sẽ mất nó. Còn ai mất mạng sống mình vì Ta sẽ tìm lại được nó". Sanda hiểu được điều Chúa Giêsu muốn nói và anh rất vui mừng vì đã quyết định mất mạng mình vì người khác.

Về sau, Sanda trở thành một vị linh sư nổi tiếng khi các đệ tử hỏi ông:

- Thưa thầy, đâu là điều nặng nhọc nhất trong cuộc sống?

Ông trả lời:

- Điều nặng nhọc nhất trong cuộc sống là không có một gánh nặng để vác.

Điều nặng nhọc nhất trong cuộc sống chính là không có một gánh nặng để vác. Khi nói lời này hẳn ông Sanda đã nghĩ tới người đàn ông bị nạn mà ông đã cứu vớt.
Qủa thật, sự hiện diện của người khác có thể là một gánh nặng cho chúng ta. Sự hiện diện ấy có khi nặng nề đến độ một triết gia hiện sinh của Pháp đã gọi là hoả ngục. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống mà không có người khác. Sự hiện diện của người khác là một điều kiện cần thiết để chúng ta sống cho ra người. Sống mà loại trừ người khác là tự huỷ. Do đó, rất có thể là một gánh nặng nhưng là một gánh nặng cần thiết để giúp chúng ta đạt được sự sung mãn nhân cách.

Những việc làm đạo đức như ăn chay, cầu nguyện, hãm mình là điều cần thiết để giúp chúng ta trau luyện nhân cách. Nhưng nếu không có bác ái đi kèm thì tất cả những thực hành ấy đều là vô ích. Chúng ta được mời gọi xác định và củng cố quan hệ của chúng ta với người khác. Người khác mà chúng ta sống với khi gặp gỡ mỗi ngày có thể là gánh nặng cho chúng ta nhưng là gánh nặng cần thiết để giúp chúng ta dẹp bỏ được con người ích kỷ của chúng ta.

phép màu

Một cô bé tám tuổi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình cô không còn tiền.

Chỉ có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống được em trai cô bé, và cha mẹ em không tìm ra ai để vay tiền. Do đó, gia đình em sẽ phải dọn đến một căn nhà nhỏ hơn vì họ không đủ khả năng tiếp tục ở căn nhà hiện tại sau khi trả tiền bác sĩ.

Cô bé nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng:

- Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andrew.

Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kỹ trong tủ. Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận.
Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa để đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt toàn bộ số tiền mình có lên quầy.

Người bán thuốc hỏi:

- Cháu cần gì?

Cô bé trả lời:

- Em trai của cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu.

- Cháu bảo sao? Người bán thuốc hỏi lại.

- Em cháu tên Andrew. Nó bị một căn bệnh gì đó trong đầu mà bố cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu ạ?

- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc. - Người bán thuốc nở nụ cười buồn và tỏ vẻ cảm thông với cô bé.

- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?

Trong cửa hàng còn một vị khách ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé:

- Em cháu cần loại phép màu gì?

- Cháu cũng không biết nữa - Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt - Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được phẫu thuật, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó.

- Cháu có bao nhiêu? Vị khách hỏi.

Cô bé trả lời vừa đủ nghe:

- Một đô la mười một xu.

Người đàn ông mỉm cười:

- Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu.

Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói:

- Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu. Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.

Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau Andrew đã có thể về nhà, khỏe mạnh.

Mẹ cô bé thì thầm: Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật là vô giá! Cô bé mỉm cười. Em biết chính xác phép màu giá bao nhiêu. Một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa bé, và lòng tốt của người bác sĩ.
Vâng! Niềm tin, sự chân thành và lòng trắc ẩn của con người có thể khiến phép màu xảy ra!

bố thí

Cuối tuần qua, gia đình tôi làm một chuyến đi chơi tới Las Vegas. Khí hậu ở đây thật nóng, lắm lúc đi ngoài đường mà tôi có cảm tưởng như đang đi trong lò nướng bánh vậy, nên khi bước ra khỏi casino thì ai cũng muốn bước thật nhanh hòng tránh được cái khắc nghiệt của thời tiết. Đang rảo bước nhanh từ casino Excalibur sang New York New York, một người phụ nữ da màu dừng tôi lại và nói:

- Tôi vừa bị hoả hoạn trong một tai nạn xe hơi, bạn có thể làm ơn giúp cho tôi một ít tiền.

Đúng thật, chị ta chỉ còn một con mắt và một cánh tay trái. Cánh tay mặt bị cụt và co quắp gần tới cùi chỏ, con nửa mặt bên phải bị méo mó dị dạng vì những vết phỏng. Chị ấy cho tôi xem hình trước lúc bị tai nạn và giải thích:

- Số tiền bạn cho, sẽ được dùng trong việc viết sách…

Vì trời quá nóng, tôi không đủ kiên nhẫn để nghe hết câu chuyện của chị ta, nên ngắt lời

- Xin lỗi, xin lỗi…, tôi không mang theo tiền bên mình

Với giọng nói ân cần chị ta tiếp.

- Cám ơn bạn đã bỏ thời gian đứng lại nghe tôi nói.

Tôi bước vội để theo kịp với gia đình, thông thường khi bạn từ chối không cho những người hành khất như vậy, họ sẽ trở mặt nhìn bạn thiếu thiện cảm, hoặc sẽ nói những câu khiếm nhã, không như người phụ nữ mà tôi đã gặp. Nghĩ tới câu nói lịch sự và cử chỉ ôn hoà của chị ta, tôi rất hối hận nên đã đến hỏi mượn người nhà cho chị ấy một ít tiền lẻ.

Tối hôm đó, tôi về phòng sau khi đã chơi rất lâu ở sòng bài. Nằm trong khách sạn nhớ đến người phụ nữ hồi chiều, tôi thấy thật ân hận và suy nghĩ, “Tại sao tôi dám bỏ cả hàng trăm đồng để mua vui với những trò cờ bạc đen đỏ mà tôi không dám cho chị ấy những đồng tiền chẵn của tôi? Tại sao tôi có thể bỏ rất nhiều giờ ngồi ở sòng bài mà chỉ vài phút lắng nghe dành cho chị ấy tôi cũng không làm được?” Trằn trọc không ngủ được, tôi tự nhủ: “sáng mai sẽ tìm gặp chị ấy cho thêm một ít tiền.”

Sáng hôm sau tôi trở lại chỗ cũ thì chị ta đã không còn ở đó, tôi đã để lỡ một cơ hội giúp người! Nếu tôi là chị ấy, tôi có can đảm, vui vẻ chấp nhận sự thật để sống tự tin như chị ta không? Tôi có hoà nhã với mọi người như chị ta đã làm không?

chối bỏ

Một gánh xiếc đi lưu diễn đóng trại bên ngoài một ngôi làng. Một buổi tối nọ, không lâu trước giờ trình diễn, ngọn lửa bùng lên trong một chiếc lều. Ông giám đốc gánh xiếc sai một anh hề, lúc đó đã mặc trang phục cho buổi diễn đi vào làng kế cận để xin được giúp đỡ. Nếu ngọn lửa lan tràn qua cánh đồng chỉ còn những gốc rạ khô thì ngôi làng có cơ may bị hỏa hoạn.

Anh hề vội vã chạy vào làng. Anh xin người ta ra ngoài làng càng nhanh càng tốt để giúp đỡ dập tắt đám cháy. Nhưng không ai cho rằng anh nói nghiêm túc. Người ta nghĩ đó là một màn quảng cáo khéo léo của giám đốc gánh xiếc. Anh càng cố làm cho họ biết rằng thật sự có hỏa hoạn, thì họ càng cười anh. Sau cùng lửa đã lan đến ngôi làng và thiêu rụi.

Lý do chính mà dân làng không nghe lời cảnh báo là vì họ nhìn người đưa tin chỉ như một anh hề. Ðiều này làm cho họ hầu như không thể xem xét sự thật trong lời nói anh ta nói với họ.

Thật và giả nhiều lúc khó mà nhận biết được,trong cuộc sống ngày nay cũng vậy,nhiều người sống giả dối, khiến cho con người ngày càng xa cách nhau, chỉ biết thủ thế, chỉ biết nghi ngờ nhau, và không tin tưởng vào bất cứ ai.Có những người tốt bụng muốn giúp đỡ người khác, nhưng hiện nay lừa đảo nhiều, khiến cho họ cảm thấy lo sợ và không dám mở rộng tấm lòng mà giúp đỡ người khác.Vậy thì ai là người đáng thương, chính là những người thật sự đang gặp khó khăn, họ rất cần một vòng tay rộng mở, nhưng tìm thấy thì thật khó.

Qua bài viết này, mình mong rằng những bạn nào đang sống lừa đảo, sẽ thay đổi đời sống, vì khi bạn lừa đảo, bạn không chỉ làm tổn thương đến người bị lừa dối, mà còn làm ảnh hưởng lớn đến những người thật sự cần giúp đỡ sau này.

Mình hy vọng mỗi người hãy dùng đôi mắt yêu thương mà nhìn nhau, mà đối xử với nhau.Thật khó cho các bạn khi phải giúp người mà mình luôn cảm thấy nghi ngờ,nhưng các bạn thử nghĩ nếu đó là sự thật thì sao, cuộc chiến nội tâm tiếp tục diễn ra.Vậy bạn phải làm sao, bạn phải quyết định và giải quyết thế nào.

Các bạn hãy nghĩ mình có khả năng giúp họ, mình may mắn và hạnh phúc hơn họ, và mình cần phải làm như thế , dù rằng mình không biết họ có lừa dối mình hay không.Nhưng mình giúp họ vì tình người với nhau, còn nếu họ là kẻ lừa dối, thì họ sẽ lãnh lấy những việc làm xấu của mình sau cái chết.

Vì chết không phải là hết, mà là lúc phải trả giá cho những việc mình đã làm khi còn sống

hoán đổi

Chuyện kể về một người đàn bà nọ cho chồng uống thuốc ngủ và mang ông tới bệnh viện. Bà đến gặp một bác sĩ chuyên về tim và giải thích:

- Thưa bác sĩ, chồng tôi là một người đàn ông bê bối, suốt ngày rượu chè cờ bạc, trai gái. Cứ mỗi lần về nhà là hành hạ tôi. Nói cho cùng, chồng tôi là một tên vô thần, một người tội lỗi.

Bác sĩ hỏi lại:

- Thưa bà, tôi làm gì bây giờ. Tôi là bác sĩ chứ đâu phải linh mục.

Người đàn bà thuyết phục:

- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể giúp tôi. Tôi xin bác sĩ hãy thay tim cho chồng tôi, và tôi tin chắc là ông ta sẽ thay đổi cách sống. Xin bác sĩ lấy tim của một tu sĩ vừa mới qua đời vì tai nạn, và thay cho trái tim của chồng tôi. Khi thức dậy, ông sẽ trở thành một ông thánh. Thay tim là thay đổi tính tình của con người.

Nghe người đàn bà nói có lý, bác sĩ liền ưng thuận tiến hành cuộc giải phẫu để thay tim. Và cuộc giải phẫu đã diễn ra một cách tốt đẹp. Khi tỉnh dậy, người đàn ông không hề biết rằng trái tim của ông đã được thay thế bằng trái tim của một tu sĩ thánh thiện. Ðiều đầu tiên mà ông xin vợ mang đến là một tràng chuỗi mân côi. Sau khi đã khỏe hẳn, ông đi xưng tội, tham dự thánh lễ và rước lễ. Nhìn sự thay đổi của chồng, người vợ thốt lên:

- Cám ơn Chúa. Giờ đây chồng tôi là một ông thánh sống.

Rời bệnh viện, hai vợ chồng trở về cuộc sống bình thường của họ. Nhưng chỉ một tuần sau đó, người vợ trở lại bệnh viện cùng với người chồng và khóc nức nở. Bà yêu cầu bác sĩ ghép lại trái tim cũ cho chồng bà. Bà nài nỉ:

- Xin bác sĩ lấy trái tim của ông thầy dòng ra và ghép trả lại trái tim cho chồng tôi.

Bác sĩ ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao?

Người vợ mếu máo giải thích:

- Chỉ sau một tuần rời bệnh viện, ông chồng thánh thiện của tôi nằng nặc đòi bỏ tôi. Ông nói rằng ông không thể chịu đựng nỗi một người tội lỗi như tôi nữa.

Quý vị và các bạn thân mến.

Quả thật, những kẻ tự nhận mình là người thánh thiện không ai muốn hòa đồng với những người tội lỗi.Thánh thiện không có nghĩa là tách biệt với người khác, mà chính là có thể hòa đồng với mọi người. Người thánh thiện là người có thể cảm thông trước những yếu đuối vấp ngã của người khác.

Xã hội loài người chẳng khác nào một cánh đồng, trong đó cỏ lùng và lúa tốt phải chấp nhận sống chung với nhau. Kinh nghiệm của những vấp ngã cũng nói với chúng ta về mầu nhiệm của sự dữ trong tâm hồn chúng ta. Mỗi người vừa là một ông thánh sống vừa là một người tội lỗi. Chính vì thế mà con người không ngừng được mời gọi để cảm thông và tha thứ cho người khác. Càng nên thánh, con người càng dễ cảm thông và tha thứ.

cội nguồn

Một vị vua vừa mới lên ngôi cùng quan cận thần đi dạo núi non, ngắm giang san phú túc thịnh vượng mà vua cha đã để lại cho mình. Vị Tân Vương buộc miệng than rằng:

- Tiếc thay, một đất nước giàu, dân mạnh, giang san đẹp đẽ hùng vĩ như thế này mà sinh mệnh ta thì vắn hạn không được cai trị lâu dài”.

Quan cận thần cũng tỏ vẻ bùi ngùi như để thông cảm với nhà vua, nhưng lại có một vị quan phá lên cười chế nhạo. Nhà vua nổi giận truyền lệnh trói ông lại và tra hỏi lý do. Vị quan không nao núng, vẫn hiên ngang trả lời:

- Tâu bệ hạ, nếu con người không phải chết thì bệ hạ đâu có cái diễm phúc ngồi trên ngai vàng như hôm nay. Nhờ có sự hy sinh khổ công gây dựng và với cái chết của Tiên vương nên bệ hạ mới có được giây phút này, mới được ngự trị trên đất nước trù phú này.

Nghe lời đầy chí lý, vị Tân vương tỉnh ngộ, tự tay cởi trói và khen thưởng thái độ trung thực và thẳng thắn của vị quan kia.

Qúy vị và các bạn thân mến,

Đôi khi chúng ta cũng vô tâm và ích kỷ như vị vua kia, đang được hưởng bao công trình của người khác mà ta không hề biết cảm ơn hay có tâm tình biết ơn. Cây có cội, nước có nguồn. Chung quanh chúng ta là những hồng ân của Thượng Đế, là những nỗ lực của biết bao người khác. Người ích kỷ là người chỉ biết nghĩ đến mình và ước ao cho mình được sung sướng mãi, được có thêm nhiều mãi, họ dám gian dối, lừa đảo, họ không nghĩ đến bao nỗi khổ của bao nhiêu người làm lụng vất vả, họ chỉ nghĩ đến việc mình làm và lợi ích của riêng mình hơn là quyền lợi của kẻ khác.

tiền bạc

Tại một tiệm bán thực phẩm cho các loài chim kia, vì muốn thu hút khách hàng, nên ông chủ tiệm bắt được con phượng hoàng đem nhốt vào cái lồng lớn đặt trong tiệm.

Một hôm, có hai ông cháu từ miền núi xuống thành phố mua đồ. Khi đi ngang qua tiệm, vừa trông thấy con chim phượng hoàng bị nhốt trong lồng, ông ta động lòng thương hại, liền ngỏ ý với ông chủ tiệm xin mua con chim ấy.

Không để mất cơ hội, ông chủ tiệm đòi giá tiền thật cao.

Không một lời trả giá, người khách hàng đi thẳng tới nhà ngân hàng, rút số tiền cần thiết và trở lại tiệm mua chim phượng phoàng. Ông ta vui mừng ẵm con chim trên tay bước ra khỏi tiệm. Vừa bước chân tới quãng đường vắng, ông ta liền mở tay ra để chim được tự do bay bổng giữa bầu trời mênh mông của nó.

Ngạc nhiên trước việc làm của ông, đứa cháu nhỏ tò mò lên tiếng hỏi:

- Thưa ông nội, tại sao ông lại sẵn sàng hy sinh một số tiền lớn như vậy để chuộc trả tự do cho con chim phượng hoàng ấy.

Ông vui vẻ đáp:

- Cháu hãy ghi lòng tạc dạ điều này: trên đời, giàu sang không chỉ căn cứ trên những gì mình có thể chiếm đoạt được mà thôi, nhưng chính là trên những gì mình cần phải cho đi, để có thể thực hiện được điều tốt lành cần phải làm.

Người ta thường nói: "Có tiền mua tiên cũng được".

Ðiều đó nói lên giá trị và quyền lực của tiền bạc. Tuy nhiên, tiền bạc chỉ có giá trị của nó nếu được dùng đúng đắn, tức là khi chúng ta biết để nó nên như đứa đầy tớ chứ đừng để nó làm chủ chúng ta. Bởi vì tiền bạc có thể là đầy tớ tốt lành nhưng lại là ông chủ rất độc tài ác nghiệt.

Người ta có thể dùng tiền bạc làm giá đổi lấy quyền tự do, nhưng người ta cũng có thể tự do chọn làm nô lệ của tiền bạc. Chỉ có những người đạt tới tự do nội tâm mới hiểu được giá trị tự do là gì, mới biết quí trọng quyền tự do và vì thế cũng sẵn sàng trả giá cao để đổi lấy quyền tự do cho chính mình cũng như cho tha nhân.

Người tự do thật là người biết tạo ra bầu khí an bình, thoải mái chung quanh mình, để người khác cũng có thể khám phá ra sự tự do của họ nữa. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta thường bị trói buộc bởi nhiều thứ điều kiện và rất khó được tự do an bình nội tâm thực sự, nào là quyền bính, tiền bạc, danh vọng và dục vọng, chúng ta như những mắt xích ghì chặt chúng ta dưới ách nô lệ của chúng, điều khiển chúng ta bằng những thủ đoạn khôn khéo và khiến chúng ta thèm muốn những thỏa mãn mau qua của chúng.

dũng cảm

Bạn nghĩ như thế nào là một cách sống dũng cảm? Bản thân bạn có đang sống dũng cảm không?

Dũng cảm không phải là khi bạn dám quay tài liệu trong giờ kiểm tra. Dũng cảm là khi bạn tự làm bài kiểm tra mà không cần tài liệu. Sống trung thực với bản thân mình là bạn đang sống dũng cảm.

Dũng cảm không phải là khi bạn có những hoài bão to lớn. Dũng cảm là khi bạn nỗ lực hết mình vì hoài bão đó. Dám nghĩ dám làm, thế mới gọi là dũng cảm.

Dũng cảm không phải là khi bạn dám nói yêu một người. Dũng cảm là khi bạn làm tất cả để đem đến hạnh phúc cho người đó. Lời nói không chứng tỏ được bạn là người dũng cảm, hãy hành động!

Dũng cảm không phải là khi bạn lúc nào cũng đem lại tiếng cười cho bạn bè. Dũng cảm là khi bạn lắng nghe những giọt nước mắt đằng sau tiếng cười ấy. Không nhất thiết là những gì bạn nói mới làm nên điều khác biệt. Đôi khi, điều quan trọng chỉ là cách bạn biết lắng nghe.

Dũng cảm không phải là khi đèn đỏ và xe cộ đông đúc, bạn vượt lên còn mọi người đứng lại. Dũng cảm là khi đèn đỏ và đường vắng, mọi người vượt lên và bạn đứng lại chờ đèn xanh. Hãy sơn mình bằng một màu sơn khác, nhưng là màu sơn của bản lĩnh thực thụ.

Dũng cảm không phải là khi bạn quát tháo để mọi người nghe theo. Dũng cảm là khi câu nói của bạn dù phát ra nhỏ nhẹ nhưng cũng khiến mọi người nể phục. Lời nói có trọng lượng không nhất thiết phải phát ra thật to.

Dũng cảm không phải là khi bạn dám nhảy xuống sông để tìm đến cái chết,dũng cảm là khi bạn dám hy sinh mạng sống vì người khác
Dũng cảm không phải là khi bạn dám tự tử, dũng cảm là khi bạn dám sống khi đang gặp biết bao khó khăn

Hãy sống và cống hiến như một người dũng cảm, bạn nhé!

đón nhận

Truyện cổ Trung Hoa kể:

Ở miền núi Hô-Phu, có một người đàn bà bán rượu tên là Wong. Một hôm, xuất hiện một vị thiền sư đạo đức đến trọ ở gần quán, dù không có tiền, ngài cũng được bà chủ quán tiếp đái nồng hậu. Vị thiền sư ở đó khoảng ba năm. Trước khi cáo từ, ngài đào một giếng cạnh quán. Mọi người ngạc nhiên khi một dòng nước trong vắt vọt lên, họ nếm thử thì thấy đó là một loại rượu hảo hạng. Từ đó, bà chủ quán trở thành nổi tiếng và giàu có.

Ít lâu sau, vị thiền sư lại ghé ngang quán, ngài hỏi thăm bà chủ quán về giếng rượu. Bà này than phiền:

- "Rượu tốt nhưng tôi không bao giờ có dư để dự trử"

Vị thiền sư mỉm cười rồi lẳng lặng viết lên tường:

-"Trời đất thật bao la, nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế nữa. Dù không tốn kém bà chủ vẫn có rượu để bán thế mà vẫn không hài lòng."

Viết xong thiền sư lẳng lặng ra đi, và dòng rượu cũng khô cạn.

Người đàn bà thay vì biết ơn và ca ngợi lòng đại lượng của trời, bà lại than phiền vì không có nhiều rượu để dự trử. Ðôi khi chúng ta cũng giống như người đàn bà đó: "Có voi đòi tiên ". Kinh nghiệm thông thường cho thấy: Ít người được thoả mãn với chính mình, họ thường sa vào tình trạng "Ðứng núi này trông núi nọ", và cho rằng mình kém may mắn hơn người khác. Chúng ta thường mang tật so sánh và hay lập lại câu: "Giá tôi được như người này người nọ". Chúng ta quá bận tâm với nhứng ý nghĩ viễn vông, mà quên vui hưởng những ơn phúc hiện tại.

Mỗi người điều được Thượng Đế ban tặng những món quà riêng biệt, nhưng chúng ta không nhận ra, chúng ta chỉ muốn có được những thứ mà Thượng Đế biết rằng nó không thích hợp với chúng ta.Nếu cho bạn chọn một gia đình hạnh phúc, nhưng đời sống vật chất thì hơi khó khăn, sống qua ngày,không có điều kiện bon chen với bạn bè, Và chọn một cuộc sống giàu sang, hãnh diện và hưởng thụ, nhưng thiếu mất tình thương cha mẹ, gia đình tan nát, chỉ có thể dùng tiền để khỏa lấp khoảng trống trong lòng , vậy bạn sẽ chọn con đường nào?



sung mãn


Người Mông Cổ có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:

Một hôm, con phượng hoàng hỏi con quạ:

- Này anh quạ, sao anh sống trên cõi đời này đến 300 năm, còn chúng tôi chỉ có 33 năm thôi?

Con quạ hỏi ngược lại:

- Thế tại sao cô bạn chỉ uống máu tươi, còn chúng tôi phải sống bằng xác chết?

Con phượng hoàng nghĩ ngợi: Hay là ta thử ăn xác chết như quạ cho biết. Thế là cả hai cùng bay lượn để tìm mồi. Thấy một con ngựa chết thối, cả hai liền lao mình xuống. Con quạ như trúng số, nó ăn lấy ăn để một cách ngon lành. Con phượng hoàng cũng làm theo, nó mổ một cái rồi dừng lại, nó lại thử một lần nữa, nhưng lắc đầu bảo quạ:

- Này anh quạ, tôi không thể tiếp tục được, thà một lần được uống máu tươi, còn hơn cả 300 năm ăn đồ hôi thối.

Một khoảnh khắc được sống sung mãn có giá trị hơn là một cuộc sống kéo lê trong bùn nhơ tội lỗi. Có những cuộc sống kéo lê trong hôi thối trụy lạc của hưởng thụ, ích kỷ, hận thù, và cũng có những cuộc sống ngắn ngủi nhưng đầy sung mãn, hạnh phúc tràn đầy. Sách Khôn ngoan viết: Người công chính dù có sống ngắn ngủi cũng sẽ tìm được an nghỉ... một cuộc sống thọ chính là một cuộc sống không vết nhơ. Những người chết sớm không có nghĩa là họ gian ác nên phải chết sớm, bởi phải sống giữa những tội nhân nên họ được cất đi. Người ấy được cất đi kẻo sự dữ làm phôi phai trí khôn hay gian tà quyến rũ tâm hồn, bởi vì tật xấu làm mờ sự lành và đam mê quay cuồng làm tiêu ma tinh thần chất phác".Và những người chết muộng không có nghĩa là gian ác, có thể họ được Thượng Đế lựa chọn để sống tốt sống gương mẫu để giúp người khác. Nói chung sống lâu hay chết sớm không quan trọng, quan trọng chính là quá trình đời sống của chúng ta, chỉ cần chúng ta sống tốt và luôn giúp đỡ mọi người thì dù chết sớm chúng ta cũng cảm thấy không có gì hối tiếc. Nhưng nếu sống trong gian ác và lầm lạc thì dù sống lâu cuộc sống cũng vô nghĩa

Người ta thường tung hô "Muôn năm" những người có địa vị trong xã hội. Nhưng sự thật diễn ra trước mắt chúng ta là mọi sự đều sẽ qua đi. Có sống "Trăm tuổi bạc đầu râu" rồi cuối cùng cũng phải chết. Thượng Đế không để cho con người sống mãi trong cuộc sống tại thế này, bởi vì còn có một cuộc sống khác đáng qúi hơn, đáng sống hơn. Ðó là cuộc sống vĩnh cửu, có giá trị hơn bội phần sự sống, sức khỏe và mọi thứ của cải trên trần gian này.

ngọn núi

Một cậu bé đang đi bộ cùng người cha trên ngọn núi. Bỗng nhiên, cậu bé bị té, rất đau. Cậu bé thét lên: "Á... á... á!!!"

Nhưng ngay sau đó, cậu bé lại ngạc nhiên khi nghe chính giọng nói của mình lặp lại ở đâu đó trên ngọn núi: "Á... á... á!!!".

Tò mò, cậu bé hét: "Ai đó?", nhưng rồi cậu cũng chỉ nhận được câu trả lời: "Ai đó?". Tức giận với câu trả lời vừa phát ra, cậu bé lại hét lên: "Kẻ nhát gan!" và cậu lại tiếp tục nhận được câu trả lời: "Kẻ nhát gan!"...

Cậu bé nhìn cha mình và hỏi: "Chuyện gì vậy hở cha?". Người cha mỉm cười và nói: "Con trai, chú ý đây nhé!". Sau đó, người cha hét vang vào ngọn núi: "Ta rất ngưỡng mộ ngươi!". Giọng nói ấy lại trả lời: "Ta rất ngưỡng mộ ngươi!". Người cha lại hét vang một lần nữa: "Ngươi là người chiến thắng!", giọng nói ấy vẫn tiếp tục trả lời: "Ngươi là người chiến thắng!". Cậu bé ngạc nhiên, không hiểu gì cả.

Người cha ôn tồn giải thích: "Người ta gọi đó là tiếng vang, nhưng thực sự đó là cuộc sống. Nó sẽ trả lại mọi thứ mà chúng ta đã làm hay đã nói. Cuộc sống của chúng ta đơn giản là một sự phản chiếu hành động của chúng ta.

Nếu con muốn có nhiều hơn tình yêu trong thế giới này, hãy tạo ra nhiều tình yêu hơn trong trái tim con. Nếu con muốn có nhiều sự cạnh tranh hơn trong đồng đội của con, con hãy cải tiến sự cạnh tranh của con. Mối quan hệ này sẽ trả lời cho mọi thứ, trong tất cả khía cạnh của cuộc sống. Cuộc sống sẽ trả ngược lại những gì mà con đã đem đến cho cuộc sống".



Cuộc đời không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó là sự phản chiếu của bạn!

người mù

Một người kia đã bị mù từ thuở vừa sinh ra đời. Mãi sống trong cuộc đời tối tăm nên anh ta không tin gì cả ngoài bóng đêm thăm thẳm.

Có nhiều người thuật cho anh những câu chuyện nhưng anh ta vẫn quả quyết:

- Tôi không tin gì cả vì tôi không thấy.

Một vị lương y thấy vậy động lòng thương hại bèn cố gắng đi tìm một linh dược tận Hy Mã Lạp Sơn về để chữa bệnh mù mắt cho anh ta. Thoát khỏi bệnh mù mắt, anh ta rất sung sướng và trở nên tự phụ luôn lớn tiến nói cùng mọi người rằng:

- Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi.

Có người biết chuyện khuyên anh ta và cho biết rằng những gì anh ta trông thấy cũng chưa phải là tất cả. Anh ta chỉ mới thấy được những gì trong phòng của anh thôi. Thế giới nầy còn có rất nhiều điều khác mà anh chưa biết được như mặt trời, mặt trăng v.v... Anh ta bèn lớn tiếng:

- Làm gì có những điều ấy. Tôi không tin. Những gì thấy được thì tôi đã thấy tất cả rồi!

Mọi người đều thương hại cho anh ta, vì đôi mắt của anh ta đã thấy nhưng anh ta vẫn còn
bệnh mù.

Đôi khi chúng ta là những người sáng mắt nhưng thật sự chúng ta đang bệnh mù.Chúng ta mù khi nhìn thấy những người bất hạnh cần giúp đỡ mà chúng ta lại làm ngơ, chúng ta mù trước những bất công và áp bức của người khác, mà chúng ta không lên tiếng bệnh vực họ.Chúng ta mù khi chẳng bao giờ nhìn thấy điều tốt lành nơi kẻ khác mà chỉ biết nhìn thầy điều xấu không đáng,để nói xấu họ.Chúng ta mù khi sống mà không biết nghĩ đền sự chết , và cũng rất vô tư khi cho rẳng chết là hết. Lúc đó chúng ta đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo mà không có thuốc trị, chỉ có thể hết khi chúng ta biết nhìn lại chính cuộc đời mình và bắt đầu một cuộc sống mới, hãy mở đôi mắt tâm hồn chúng ta

ước mơ

Một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hòang hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.

Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.

Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.

Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an tòan và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.

Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng
Chúng ta cũng thường rơi vào những tình cảnh này, chúng ta ước mơ thật nhiều, mong được thế này, được thế kia, nhưng có thể chúng ta không thực hiện được. Tuy vậy, chúng ta đừng thất vọng, mà chúng ta phải hiểu rằng, dù đang sống ở nơi đâu, ở địa vị nào trong xã hội, nhưng chúng ta vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống.Chúng ta đừng nên thất vọng về số phận của mình, cũng đừng quá kiêu căng với những gì mình đang có. Có người mơ ước thành bác sĩ, luật sư..., nhưng hoàn cảnh đưa đẩy, chúng ta lại trở thành một người quét rác trên đường.Nhưng với một cái nhìn chính chắn , chúng ta hiểu rằng, tuy công việc này trong mắt mọi người có vẻ thấp hèn , nhưng với sự nhiệt thành trong công việc , thì chúng ta có thể cảm nhận được cái giá trị lớn lao của việc mình đang làm ,nghĩa là đem lại sức khoẻ và giúp xã hội xanh sạch. Chỉ có những việc làm sai trái phạm pháp, như thế mới cảm thấy xấu hổ.
Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống

Cực lạc và địa ngục

Trước kia có vị đại từ thiện, một hôm trong mộng được Diêm Vương dẫn đi thăm quan địa ngục, trong địa ngục phát hiện mọi người đang cãi nhau. Vốn là ở địa ngục có một cái bàn lớn, trên bàn bày một số món ăn, mỗi người cầm một cái thìa rất dài. Do thìa quá dài nên không có cách nào đưa thức ăn vào miệng, mà dùng tay thì không với được thức ăn nên mỗi người đều hí hoáy nghĩ cách đưa thức ăn vào miệng với cái thìa dài trong tay. Nguyên nhân cãi nhau là thao tác chiếc thìa quá dài mà va chạm với nhau.

Tiếp theo, ông ta lại lên thăm viếng cõi cực lạc. Thật kỳ lạ, quang cảnh nơi đây không khác gì địa ngục, cũng một chiếc bàn lớn, với các món ăn và những chiếc thìa rất dài. Điểm duy nhất khác nhau là mọi người ở đây ăn uống với nhau một cách vui vẻ. Tại sao vậy? Vì mọi người dùng chiếc thìa rất dài đó để xúc thức ăn cho nhau, do đó, mọi người đều có thể ăn được, không ai tranh chấp hay gây khó dễ.

Thiên Đàng và Địa Ngục không có gì khác biệt , nhưng nó khác nhau chỉ tại vì con người đã sống và đối xử với nhau như thế nào, chúng ta sống với nhau bằng tình yêu thương,quan tâm ,chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau thì lúc đó chúng ta đang sống trong Thiên Đàng, còn nếu chúng ta chỉ biết nghĩ cho riêng mình, chỉ biết ganh ghét nhau , không biết giúp đỡ nhau, thì chẳng khác nào chúng ta đang sống trong địa ngục. Vậy qua câu chuyện này, chúng ta hãy bắt đầu thay đổi cách sống, để chúng ta có thể sống trong Thiên Đàng tình yêu,tuy chúng ta nghĩ mình đang chịu mất mát thiệt thòi khi nghĩ và quan tâm cho người khác, nhưng thật ra, chúng ta đang nhận lại tất cả và còn nhiều hơn chúng ta nghĩ khi chúng ta biết trao ban và giúp đỡ lẫn nhau. Còn khi chúng ta tích trữ cho bản thân mà không hề biết chia sẻ, thì chúng ta đang mất dần bản tính lương thiện của con người , chúng ta đang mai mọt dần trong sự ích kỷ và hạnh phúc sẽ không bao giờ đến với chúng ta

cuộc đời mỗi người

Bước vào cuộc đời , có người nghèo khổ dốt nát, có người giàu có thông minh, có người đẹp , người xấu, có người bệnh tật triền miên , có người sức khỏe dồi dào, có người làm tôi tớ, có người làm chủ cả... Nhưng nhìn chung mỗi một người đều được Thượng Đế dựng nên, đều mang hình ảnh của Ngài, nên dù sinh ra trong hoàn cảnh nào , mỗi người đều có một phẩm giá cao quý. Dù bạn rơi vào hoàn cảnh nào thì đều có mặt tốt và mặt xấu. Người giàu cũng không nên tự cao , thỏa mãn về những gì mình có. Người nghèo cũng không nên trách than Thượng Đế bất công để họ khổ thế này. Nhưng mình được ban cho thế nào thì sống thế ấy. Những ai được Thượng Đế trao ban nhiều thứ, thì Ngài đòi hỏi họ phải làm và trao ban nhiều hơn. Bạn được giàu có , khỏe mạnh , hạnh phúc thì bạn phải chia sẻ cho người kém may mắn hơn, không phải chỉ biết lo cho bản thân , lo hưởng thụ, lại còn tích lũy thêm nhiều của cải, bóc lột công sức của người nghèo để giàu thêm. Như thế là điều hết sức nguy hiểm cho bạn. Vì giờ chết đến bạn sẽ phải mất tất cả, mà còn rất lo sợ về những gì bạn đã làm khi còn sống. Vậy bạn hãy sống sao để lương tâm bạn không trách cứ bạn điều gì.

Nếu bạn là người nghèo bạn đừng lo buồn về số phận của mình. Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó , vì nước trời là của họ. Tuy Thượng Đế ban cho bạn ít hơn , nhưng kho tàng của bạn lại được cất giữ trên trời. Bạn hãy sống cuộc đời đạm bạt , tuy nghèo nhưng không làm điều gian ác, không vì cái nghèo mà đánh mất lương tri, làm những chuyện cướp của giết người. Như thế bạn sẽ là người hạnh phúc nhất. Vì bạn nghèo nên bạn không kiêu ngạo , không ăn chơi sa đọa, không vướng vào tệ nạn xã hội. Bạn có thể bị cám dỗ làm điều xấu. Vì bần cùng nên sinh tham lam. Có thể thử thách dành cho bạn là gặp một người vô cùng giàu có, nhiều tiền, bạn đang giàu nên muốn đổi đời , sinh lòng tham và muốn giết người ấy để cướp của. Bạn hãy cầu xin Ngài dập tắt lòng tham trong bạn. Hãy bỏ ngay ý định đó. Vì dù bạn có đạt được số tiền đó, thì bạn cũng sẽ bị ở tù, bị lương tâm dày vò suốt cuộc đời