Vì nghèo, Mai phải chấp nhận nghề “buôn hương bán phấn” trong các hộp đêm và thiêu thân dưới ánh đèn màu để nuôi đàn em dại. Lối xóm đàm tiếu, cô không màng đến, miễn là các em được no đủ, thành tài và hạnh phúc. Một tối nọ, Mai trở về nhà với tấm thân rã rượi và tâm thần căng thẳng. Chợt thấy báo cáo của nhà trường để đó, cô cầm lên đọc. Cô đau khổ cùng cực: “Hạnh đã bỏ học” và cũng đang làm nghề như cô! Đôi giòng lệ tuôn chảy như suối. Cô gào thét trong thất vọng: Thân xác cô nên đồ tiêu khiển cho thiên hạ, cô chấp nhận như thế để các em vươn lên, cô không muốn các em rơi vào hoản cảnh tội lỗi như cô.
Việc làm của Mai thật đáng cảm kích. Vì thương các em, cô đành phải làm nghề như vậy, để lo cho cac em học hành đến nơi đến chốn, nhưng Mai quên rằng chính việc làm của cô vô tình đã trở thành tấm gương cho các em bắt chước. Đọc câu chuyện ấy, tôi thấy thông cảm với hoàn cảnh của Mai và thương cho cô ấy, cho những người vì em, vì con cái, mà sẵn sàng hy sinh quên mình như vậy.
Ông Duy say nghề đen đỏ. Ông đánh vợ khảo tiền và mặc cho vợ tần tảo “nuôi năm con với một chồng”. Nhưng khi nghe tin đứa con lớn còn “cao nghề” hơn ông, ông đã giận dữ chửi rủa con: “Tao hư đã đành, nhưng maỳ không được hư. Tao giết mày!”
Trong xã hội hiện nay, có không biết bao nhiêu là cảnh đau lòng như vậy: chồng cờ bạc rượu chè, về đánh đập vợ con. Ông Duy là người cha người chồng, mà chẳng quan tâm làm tròn trách nhiệm của người chồng người cha. Nhưng ông cũng biết là ông “hư”, bởi vì khi nghe tin đứa con lớn của mình cũng cờ bạc mà còn giỏi hơn ông nữa, thì ông đã nổi giận và chửi rủa con thậm tệ. Tuy nhiên, cha như vậy làm sao dạy dỗ được con? Chính ông đã làm gương xấu cho đứa con, mà ông không ngờ.
Mai sa vào cảnh khốn cùng ấy là vì muốn có phương tiện nuôi các em mình ăn học thành tài, nên chúng ta còn hiểu được nỗi đau đớn của cô khi biết em mình cũng đã ra như mình. Còn ông Duy, ông có quan tâm gì đến gia đình đâu? Đã vậy còn quát tháo… Tuy nhiên, rõ ràng, dù do hoàn cảnh sa cơ, dù do tính mê tật xấu, cá nhân người ta “hư” nhưng người ta vẫn không muốn con em mình “hư” như mình, rơi vào cảnh “ao tù nước đọng” như mình. Nhưng dường như để có thể có những người em, người con “nên người”, người anh, người chị, người cha, người mẹ cũng phải trả cái giá là sống lương thiện để làm gương sáng cho con em.
Tôi không rơi vào trường hợp như cô Mai hay ông Duy, nhưng tôi nghĩ: Nếu tôi gặp hoàn cảnh như vậy, không biết tôi có thể giận dữ được không; hay lúc đó tôi chẳng còn nói được lời nào, vì dù sao tôi cũng vô tình làm gương xấu cho các em, cho con cái của tôi, khiến chúng đã đi đến chỗ như vậy? Và nỗi hối hận ấy chắc chắn sẽ dằn vặt tôi suốt đời. Cho nên đối với tôi, trong bất cứ mọi hoàn cảnh, tôi phải nhớ đến Thượng Đế
Bởi vì chỉ có Ngài mới là toàn vẹn, chỉ có Ngài mới ban cho tôi ánh sáng đức tin để tiếp tục sống đạo, và để làm gương sáng cho các con em tôi. Tôi tin Ngài luôn yêu thương nâng đỡ những ai cần đến Ngài, vì Ngài đã nói: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống”
Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009
tấm gương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét