Có nhiều đường phố ở khắp nơi trên thế giới đã được ghi nhận bởi những đặc điểm có một không hai của chúng như đường ngắn nhất, đường dốc nhất, khúc khuỷu nhất... Con đường dài nhất thế giới Con đường hẹp nhất thế giới Con đường lát đá cổ xưa nhất thế giới Con đường rộng nhất thế giới Con đường khúc khuỷu nhất thế giới Bùng binh tệ nhất thế giới Con đường duy nhất ở Anh phải lái xe bên phải Con đường dốc nhất thế giới
Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009
9 con đường kỷ lục thế giới
Con đường ngắn nhất thế giới
Đường Ebenezer Place ở Scotland chỉ dài 2.06 mét và hiện là con đường ngắn nhất thế giới. Có duy nhất một ngôi nhà nằm trên đường này: nhà số 1 đường Ebenezer Place xây vào năm 1883. Ngôi nhà vốn dĩ là một khách sạn và người chủ đã được yêu cầu ghi một tên đường ở mặt tiền phía trước. Nó được chính thức công nhận là đường vào năm 1887.
Đường cao tốc Pan-American là con đường dành cho xe ô tô dài nhất thế giới. Con đường này chạy xuyên qua 15 nước trong đó có Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Argentina và El Salvador, nối liền nhiều quốc gia trên lục địa Châu Mỹ với chiều dài đáng kinh ngạc là 48.000 km.
Theo Sách kỷ lục Guinness, con đường hẹp nhất thế giới hiện nằm tại quận Reutlinggen, Đức. Trong thế kỷ 18, quận này đã hoàn toàn bị phá hủy trong một trận đại hỏa hoạn. Và để bảo đảm về sau lửa không thể lan dễ dàng từ nhà này sang nhà khác, người ta chừa lại một lối đi hẹp giữa các ngôi nhà. Chỉ rộng 31cm, nó nhanh chóng được đưa vào sách kỷ lục Guinness với danh hiệu con đường hẹp nhất thế giới ngay cả khi chưa đạt tiêu chuẩn của một con đường. Kỷ lục thế giới này trước đó thuộc về con đường Parliament ở Exeter, Anh với chiều rộng chưa đến 64cm đo tại điểm hẹp nhất.
Con đường đến Giza (Ai Cập) đã có trên 4.600 năm tuổi và rộng gần 2 mét và được biết đến như là con đường lát đá cổ xưa thế giới. Nó trải dài trên 12km nối liền những mỏ đá với miền tây nam Cairo và bến cảng trên hồ Moeris thông ra sông Nin. Con đường đã được sử dụng để vận chuyển những khối đá bazan khổng lồ đến Giza nơi chúng được dùng vào việc xây dựng.
Đại lộ “9 Tháng 7” (9 de Julio Avenue - được đặt tên để kỷ niệm ngày độc lập của Argentina) là con đường rộng nhất thế giới với 6 làn xe mỗi bên. Có nhiều điểm nổi tiếng dọc hai bên như Tòa đại sứ Pháp cũ, tượng đài Don Quixote, một cột tháp nổi tiếng tại quảng trường Plaza de la República.
Đường Lombard tại thành phố San Francisco, Mỹ vốn nổi tiếng bởi 8 khúc cua kỳ lạ và được biết đến với biệt danh “con đường khúc khuỷu nhất thế giới.” Sở dĩ người ta thêm vào những khúc quanh như vậy vì con đường quá dốc đối với hầu hết các loại phương tiện. Lombard hiện là đường một chiều để việc đi lại an toàn hơn và là nơi cấm đỗ xe.
Đây là một bùng binh có thật ở thị trấn Swindon, Anh. Nó xây dựng năm 1972 và gồm 5 bùng binh nhỏ hơn. Điều tệ hại là bạn phải di chuyển ngược chiều kim đồng hồ khi lái xe vào những bùng binh trung tâm nhỏ hơn (trong khi thông thường ở Anh, người ta phải lái xe theo chiều kim đồng hồ tại các bùng binh). Giao lộ Swindon đã được bầu chọn là giao lộ tệ nhất Vương quốc Anh.
Không như những quốc gia khác ở Châu Âu, người Anh vốn lái xe bên trái. Nhưng có một ngoại lệ đối với luật lệ này, đó là: Savoy Court - con đường duy nhất tại Vương Quốc Anh nơi người ta phải lái xe bên phải mới đúng luật. Dễ nhận thấy rằng luật lệ này bắt nguồn từ những chiếc taxi đời cũ. Bằng cách lái xe bên phải, người tài xế có thể mở cửa sau mà không phải rời khỏi xe và cho phép hành khách xuống xe ngay trên vỉa hè. Điều này được cho phép bởi một bộ luật đặc biệt của Quốc hội Anh.
Đó là đường Baldwin ở thành phố Dunedin nằm trên vùng đồi núi của New Zealand. Con đường Baldwin (cũng như nhiều đường khác tại New Zealand) được thiết kế bởi những nhà quy hoạch người Anh chưa từng đặt chân đến quốc gia này. Họ chỉ đơn giản áp đặt mẫu khung lưới quy hoạch lên bản đồ mà không hề biết rằng mình đã có những lựa chọn thật lố bịch và bất khả thi. Dốc trên đường Baldwin nghiêng đến 19 độ, đến nỗi ở đỉnh phải được đổ bêtông vì nếu tráng nhựa thì nhựa đường sẽ chảy xuống dốc khi gặp thời tiết nóng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét